Cảm Biến Kích Nổ Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Sửa Chữa Hư Hỏng
Có đôi lúc khi lái xe trên đường bạn đột nhiên ga lên máy bị ì, cảm giác xe ăn xăng hơn hẳn và nghe tiếng nổ bụp lớn trong ống pô xe thì rất có thể xe bạn đang bị tình trạng kích nổ trong động cơ. Bệnh này liên quan mật thiết đến cảm biến kích nổ động cơ Knock Sensor.
Nếu bạn cảm thấy lo lắng rằng động cơ của mình có bị làm sao không, cách sửa chữa có đơn giản không và chi phí có cao không thì hãy cùng hopdieukhien.com tìm hiểu về mối liên quan giữa hiện tượng kích nổ và cảm biến Knock Sensor nhé.
Mục Lục
Hiện tượng kích nổ trên xe ô tô
Hiện tượng kích nổ thường xảy ra ở cuối chu kì nén của động cơ, khi bugi đánh lửa chưa kịp đánh lửa thì hỗn hợp xăng và không khí đã tự động cháy dẫn đến nhiên liệu trong buồng đốt cháy không hết và bị đẩy ra ngoài. Điều này làm cho công suất động cơ giảm nghiêm trọng, hơn nữa nó còn cực kì gây hại cho động cơ, bởi vì chu trình Hút – Nén – Nổ – Xả diễn ra không đồng bộ. Nó có thể dẫn đến việc gãy tay biên hoặc bể piston của động cơ nếu không được khắc phục kịp thời.
Chính vì vậy, cảm biến kích nổ Knock sensor ra đời để nhận tín hiệu kích nổ và báo cho hộp ECU để nó điều chỉnh thông số hòa khí xăng và không khí cho thích hợp.
Bài viết tham khảo: Tổng quan các loại cảm biến trên xe ô tô
Cảm biến kích nổ ô tô
Chức năng:
Cảm biến kích nổ Knock Sensor đo tiếng gõ trong động cơ và phát ra tín hiệu điện áp gửi về ECU, từ đó ECU sẽ nhận và phân tích tín hiệu đó để điều chỉnh góc đánh lửa sớm làm giảm tiếng gõ (Thông thường tiếng gõ sinh ra là do va đập các chi tiết cơ khí trong động cơ bởi hiện tượng kích nổ).
Nếu xảy ra lỗi thì góc đánh lửa là trễ nhất.
Nếu phát hiện kích nổ thì ECU sẽ điều chỉnh giảm góc đánh lửa sớm.
Cấu tạo:
Cảm biến kích nổ thường được chế tạo bằng vật liệu áp điện. Thành phần áp điện trong cảm biến kích nổ được chế tạo bằng tinh thể thạch anh, là vật liệu khi có áp lực sẽ sinh ra điện áp.
Nguyên lý làm việc cảm biến kích nổ
Nguyên lý làm việc cảm biến kích nổ khá đơn giản, khi động cơ bị hiện tượng kích nổ thì nó sẽ phát ra tiếng gõ với tần số 6 KHz – 13 KHz tạo áp lực lên tinh thể thạch anh trong cảm biến, từ đó cảm biến xuất điện áp khoảng 2,4V truyền đến hộp ECU, từ đó ECU nhận diện được động cơ đang bị kích nổ và điều chỉnh lại hệ thống xăng – lửa hài hòa.
Vị trí
Cảm biến kích nổ hình dạng giống con bu lông được gắn chặt vào thân máy , phía dưới cổ hút gió. Với vị trí này cảm biến dễ nhận dạng tiếng gõ của động cơ nhất.
Triệu chứng và nguyên nhân hư hỏng
Khi xe chạy bạn sẽ thấy cảm giác xe bị hụt công suất, nhiệt độ nước làm mát cao bất thường, quạt gió sẽ quay mạnh đồng thời có những tiếng nổ lụp bụp trong ống xả và đèn check động cơ sang thường là những triệu chứng liên quan đến hư hỏng cảm biến Knock Sensor.
Nguyên nhân dẫn đến hư hỏng cảm biến có thể do thời gian sử dụng của cảm biến đã hết, những linh kiện trong cảm biến bị hư hỏng hoặc có thể do xe bị chập điện hoặc đứt dây điện từ cảm biến đến bộ điều khiển ECU.
Cách kiểm tra và sửa chữa cảm biến kích nổ trên xe ô tô
Khi bạn nghi ngờ hoặc đã sử dụng máy chẩn đoán để đọc lỗi và phát hiện có vấn đề ở cảm biến này, các bạn hãy thực hiện đo cảm biến như sau:
- Cho động cơ nổ và đo xung điện áp phát ra của chân tín hiệu.
- Để On chìa sau đó lấy búa gõ nhẹ lên động cơ (phần lốc máy gần nơi cảm biến) và đo tín hiệu phát ra.
Theo kinh nghiệm sửa chữa thì: động cơ sẽ không nổ khi chân dương chạm mass; nếu cảm biến hư thì khi đạp ga bạn sẽ thấy tiếng gõ lớn do kích nổ. (Lưu ý, bạn nên dùng loại xăng có chỉ số octan cao hơn loại xăng đã dùng trước để xử lý lỗi).
Trên đây là những chia sẻ tổng quan về cảm biến kích nổ Knock sensor trên ô tô hiện đại, rất mong những kiến thức trên có thể giúp bạn vững bước trên con đường bác sỹ xe của mình. Nếu cần tư vấn thêm hoặc đặt hàng các loại hộp ECU, TCM, BCM trên các dòng xe ô tô bạn vui lòng liên hệ: 0977.889.159 để được giải đáp.