Cảm Biến Va Chạm Là Gì? Hiểu Rõ Tính Năng An Toàn Cảnh Báo Va Chạm
Cảm biến va chạm ô tô phát hiện chướng ngại vật tại những vị trí điểm mù của người lái xe, giúp hạn chế các tai nạn giao thông không đáng có, giúp tăng sự an toàn cho người lái và những người xung quanh.
Trên các dòng xe hiện đại ngày nay, cảm biến va chạm được trang bị như một tính năng an toàn thiết yếu với chiếc xe của bạn giúp giảm số lượng và mức nghiêm trọng của tai nạn giao thông
Mục Lục
Cảm biến va chạm ô tô là gì?
Cảm biến va chạm ô tô là thiết bị điện tử được lắp đặt trên xe ô tô, giúp phát hiện ra chướng ngại vật ở những vị trí điểm mù, điểm khó quan sát hay mất tầm nhìn của người lái. Sau đó cảnh báo cho người lái xe bằng những tín hiệu âm thanh tít tít hoặc báo khoảng cách trên màn hình hiển thị xe.
Trước đây, hệ thống này chỉ được trang bị trên các dòng xe cao cấp như Mercedes, BMW, Land Rover, Audi… nhưng nhờ vào tính năng an toàn và tối ưu về chi phí lắp đặt nên cảm biển này đã được trang bị hầu hết trên các xe ô tô thông dụng hiện nay.
Từ khi có cảm biến va chạm thì các vụ tai nạn giao thông do thiếu tầm nhìn người lái hay những chướng ngại vật khó nhìn đã được giảm rõ rệt từ số lượng đến mức độ nghiêm trọng.
Tính năng an toàn ưu việt của cảm biến va chạm
- Tính năng ưu việt nhất của nó chính sự an toàn khi xe được trang bị hệ thống này. Nó phát hiện những chướng ngại tại điểm mù của người lái là xe, người đi bộ, hay vật cản gì đó ở đằng trước hoặc đằng sau rồi cảnh báo cho người lái xe biết bằng những tín hiệu âm thanh tít tít…
- Nhận biết sớm những vật cản nguy hiểm tiềm ẩn để báo hiệu cho tài xế biết cách phản ứng né tránh hoặc phanh lại.
- Hạn chế va chạm không đáng có của xe.
- Ban đầu cảm biến cảnh báo va chạm nhận biết môi trường xung quanh qua sóng hồng ngoại. Ngày nay, sóng hồng ngoại được thay thế bằng sóng radio cho phép phát hiện các chướng ngại vật ở phạm vi lớn hơn, cho người lái nhiều thời gian hơn để xử lý tình huống.
Bài viết tham khảo:
Tổng quan các loại cảm biến trên xe ô tô
Nguyên lý hoạt động của cảm biến va chạm trên xe ô tô
Giống như cách thức nhận biết vật cản của loài dơi, cảm biến va chạm luôn phát và thu tín hiệu hồng ngoại hoặc tín hiệu điện từ đến phía trước và phía sau. Khi có vật cản đằng trước hoặc đằng sau tín hiệu hồng ngoại hay điện từ sẽ trả ngược về cảm biến, căn cứ vào khoảng thời gian phát và nhận tín hiệu cùng vận tốc không đổi cảm biến sẽ tính được chính xác khoảng cách từ xe đến vật cản là bao nhiêu.
Toàn bộ quá trình hoạt động của cảm biến được thực hiện trong 1/1000 giây theo thời gian thực, nhanh chóng đưa ra cảnh báo về các nguy cơ xảy ra va chạm, cho phép người lái chủ động xử lý tình huống ngay lập tức. Khi phát hiện ra chướng ngại vật, các cảnh báo bằng âm thanh hoặc hình ảnh đưa ra cảnh báo cho lái xe, đồng thời hiển thị số và vạch chia màu, xác định khoảng cách giữa xe và vật cản và vị trí của chướng ngại vật nằm bên phải hay bên trái của xe.
Khoảng cách giữa xe và vật cản càng gần, âm thanh cảnh báo sẽ càng to và nhanh hơn. Lái xe sẽ căn cứ vào âm thanh này và các vạch màu cảnh báo để xác định được khoảng cách và có hướng xử lý hiệu quả.
Cảm biến va chạm ô tô cũng được sử dụng để kích hoạt hệ thống túi khí. Khi xảy ra va chạm mạnh, các bộ phận trong xe sẽ bị biến dạng. Lúc này hệ thống cảm biến nhận tín hiệu và truyền thông tin tới bộ xử lý trung tâm, bơm đầy khí vào trong túi và bung ra, toàn bộ quá trình diễn ra trong 0,04 giây. Vì vậy, các cảm biến này đều được lập trình để ghi nhận những thông tin một cách chính xác tuyệt đối.
Phân loại cảm biến va chạm trên xe
Phân loại theo số mắt
- Cảm biến va chạm 4 mắt: có 4 mắt cảm biến được lắp phía sau
- Cảm biến va chạm 6 mắt: 2 mắt trước và 4 mắt sau.
- Cảm biến va chạm 8 mắt gồm 4 mắt phía trước và 4 mắt phía sau
Phân loại theo vị trí lắp đặt
- Cảm biến va chạm trước
- Cảm biến va chạm sau
Phân loại theo cách lắp đặt
- Cảm biến va chạm khoan lỗ
- Cảm biến va chạm không khoan lỗ
Hướng dẫn lắp đặt cảm biến va chạm phía trước
Bước 1: Xác định vị trí trung tâm ở đằng trước xe ô tô
Bước 2: Từ vị trí 2 mắt, đo sang hai bên 45 cm để đánh dấu và khoan vị trị trí khoan của cảm biến.
Bước 3: Bạn đánh dấu chắc các vị trí khoan.
Bước 4: Quan sát vị trí mà bạn đã đánh dấu xem bạn đã thực sự ưng ý chưa.
Bước 5: Gắn cảm biến vào vị trí mà bạn đã khoan.
Bước 6: Cài đặt và đấu nối.
Như vậy với những thông tin trên chúng ta đã biết được khá rõ rang tính năng an toàn siêu việt của cảm biến va chạm ô tô. Hy vọng với thông tin bổ ích trên sẽ giúp được các bạn nắm vững được kiến thức từ đó giải quyết được khó khăn gặp phải với hệ thống này.
Bài viết liên quan:
Các sản phẩm tham khảo:
Thông tin liên hệ: Tám Thu Workshop
Địa chỉ: 168 Phúc Minh, Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0977.889.159
Website: www.hopdieukhien.com